Một cái nhìn khái quát nhất về xe thể thao, dưới mọi hình thức …

CHI TIẾT
Nhà sản xuất: Suzuki
Thể loại: Xe thể thao
Giá: 8800 bảng ( 267 triệu đồng )
Đánh giá chung: Chưa được đánh giá

Rất nhiều cỗ máy trở thành nhân tố ảnh hưởng to lớn đến thiết kế của những chiếc siêu xe hiện đại. Một số người sẽ cho rằng Honda CB750 đã ra nền tảng quan trọng vào năm 1969. Những người khác nói rằng lại là chiếc Yamaha R1 năm 1998. Nhưng Suzuki GSX-R – trong nhiều lần tái xuất khác nhau – lại luôn là chiếc đi tiên phong.

Kể từ khi cái tên này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984, GSX-R – với biệt danh “chú lừa khó bảo” thường dùng để đề cập đến những chiếc xe từ 50cc đến 1100cc – một công thức pha trộn tốt cho bất cứ ai đi mua xe thể thao. Dưới đây là góc nhìn của chúng tôi về mọi con xe mà Suzuki đã chế tạo.

Lịch sử của chiếc GSX-R năm 1984

Mọi người hẳn đã nghe câu chuyện về chiếc GSX-R750 năm 1985 và cách kết hợp động cơ bốn xi-lanh, fairing và khung nhôm của nó đã tạo ra hình mẫu mà những chiếc siêu xe hiện đại vẫn noi theo. Nhưng một năm trước khi cỗ máy này được bày bán, Suzuki đã cho bán một chiếc GSX-R tại Nhật Bản.

Đơn giản gọi là Suzuki GSX-R – không cần con số nào ở đây, vì không có phiên bản nào khác vào thời điểm đó – chiếc xe máy đầu tiên thực sự là một chiếc sportbike 400cc (chính xác là 398cc). Chính mẫu xe duy nhất ở Nhật Bản này đã  có cách bố trí tiên phong: bốn khung xi-lanh hợp kim. Cái này sau đó, GSX-R750 mang đến cho tay lái trên toàn thế giới một năm sau đó.

Kiểu dáng mặt nghiêng cũng như vậy, cũng như đèn pha đôi trên mõm nhô ra khỏi đầu xe.  Chiếc xe tối ưu cân nặng trong cùng phân khúc công suất – sử dụng khung nhôm phong cách thương hiệu Suzuki, nó nhẹ hơn nhiều so với các đối thủ khung thép.. Nhẹ đến cỡ nào, đoán xem? Trọng lượng khô(chỉ tính động cơ xe thôi)  152kg, đến nay nghe có vẻ vẫn ổn đấy chứ.

Không giống như các mẫu GSX-R đời đầu khác, nguyên bản 400 được làm mát bằng nước thay vì làm mát bằng không khí và dầu. Thật kỳ lạ, trong khi những chiếc xe khác đang chuyển từ làm mát bằng không khí sang nước vào những năm 1980, thì GSX-R400 đax đi theo hướng khác vào lúc đó…

 GSX-R750 năm 1985

Có thể nó không phải là chiếc GSX-R đầu tiên, nhưng chiếc GSX-R750 năm 1985 là chiếc xe đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Một khung hợp kim, động cơ làm mát bằng dầu (SACS – Hệ thống làm mát tiên tiến của Suzuki) cùng kiểu dáng thanh mảnh là sự kết hợp làm nên những bộ sưu tập GSX-R750 đời đầu một cách chân thực ngày nay. Với 106 mã lực và chỉ nặng 176kg (phần xác máy), những chiếc xe đời đầu GSX-R750 đã là một mở đường  so với những chiếc siêu xe khung thép mềm của những thương hiệu khác..

Vào năm 1986, một phiên bản đặc biệt tương đồng  GSX-R750R đã tham gia vào đường đua, với một chỗ ngồi duy nhất cùng hệ thống phuộc nhún và phanh cải tiến. Vào năm 1987, tùy chỉnh khung gầm xuống trên thân máy sau đó trang bị một bình nhiên liệu lớn hơn.

GSX-R400 năm 1986

Ngay sau khi ra mắt, chiếc GSX-R 400cc của Nhật Bản đã đạt được con số “400” như trong tên của nó để phân biệt với các mẫu lớn hơn và vào năm 1986, một phiên bản thế hệ thứ hai hoàn toàn mới đã xuất hiện. Khung giá đỡ đã bị lược giản, thay vào đó là khung nhôm vát góc tiên tiến (có cùng một động thái như chiếc GSX-R lớn hơn đã có từ trước) và một động cơ mới có ‘SATCS’ (Hệ thống làm mát ba chiều nâng cao của Suzuki) sử dụng không khí, nước và dầu – riêng biệt, không kết hợp – để tống nhiệt ra. Về kiểu dáng mặt trước, chiếc xe 86 có được thân xe mới và chỉ trong một năm đã có đèn pha hình chữ nhật. Suzuki đã nhìn thấy lỗi của mình và quay trở lại với đèn tròn đôi trong một bản cập nhật nhỏ cho năm 1987, bao gồm cả bánh xe mới và ống xả được thiết kế lại.

GSX-R1100 năm 1986

Trở lại năm 1986, GSX-R1100 là loại xe được ví như những đứa trẻ bi bô bằng giọng nhỏ xíu vậy. Bốn động cơ 1052cc làm mát bằng dầu của nó đã tạo ra 128 mã lực đáng kinh ngạc và trọng lượng khô 197kg có vẻ hoàn toàn hợp lý. Khung nhôm theo phong cách GSX-R750 đã giúp ích cho điều đó, mặc dù 1100 luôn được xem là chiếc xe phân khối lớn – do đó, đã có một thời gian điều chỉnh ngắn cho các động cơ trượt 1100 vào khung gầm 750 nhỏ hơn.

GSX-R50 năm 1986

Khi nào GSX-R không phải là GSX-R??? Là khi chúng ta  nói đếnchiếc Suzuki RB50 GAG.  Buồng xi lanh nhỏ nhắn đến buồn cười  50cc,trong thân xác là một chiếc  GSX-R, một khung chân chống cân bằng bánh sau (như chống xe đạp đứng thẳng)và các decal dán kiểu  GSX-R  mặc dù tên chính thức của nó là RB50. Chính sự thú vị này nên mẫu xe này được tìm kiếm khá nhiều. Sau này, đây là chiếc xe cần thiết của mọi garage khi nhìn nhận dưới góc độ là thế hệ cha chú của  GSX-R750 hoặc 1100.

GSX-R250 năm 1987

Một năm sau khi ra mắt chiếc GSX-R lớn nhất, Suzuki đã tiết lộ chiếc GSX-R bốn xi-lanh nhỏ nhất mà họ từng chế tạo. Một chiếc GSX-R250 – được coi trọng như một viên ngọc quý vậy. Đây là chiếc GSX-R duy nhất bốn xi-lanh sử dụng khung thép, nó vẫn có trọng lượng nhẹ 138kg, được  khuyến mãi tiếng gầm gừ động cơ 45 mã lực 248cc, 16v, hệ thống làm mát DOHC.

GSX-R400 năm 1988

Sang năm khác, một chiếc GSX-R400 khác. Vào năm 1988, bé cưng Gixxer đã có khung sườn thế hệ thứ hai – một bộ khung vẫn đẹp “ác” cho đến bây giờ. Khá là giống bộ khung sườn Bimota ban đầu đã làm có “dặm son, đắp phấn” chỗ này chỗ kia gọi là chỉnh lại.. Cắt gọt  các mặt trơn tạo đường nét căng căng cong cong.Kết quả là hiệu ứng tổng thể của chiếc xe tuyệt đẹp nhất trong số những cheiesc GSX-R. Suzuki cũng giới thiệu mẫu xe SP với hộp số tỷ số gần và hệ thống treo có thể điều chỉnh. Tất cả các mô hình năm 1988 đều nặng hơn một chút do khung hình cồng kềnh đó, nhưng vẫn không thừa hưởng cân nặng 160kg.

Vào năm 1989, GSX-R400 đã trở thành GSX-R400R, cùng với các tinh chỉnh trong đó bao gồm một càng sau mới. Mẫu xeGSX-R400R SP 1989 có lẽ là GSX-R400 cuối cùng, hoàn chỉnh với khung dầm khỏe khoắn, càng sau tiêu chuẩn  ‘R’, hệ thống treo và hộp số  ‘SP’, cùng với kiểu thân xe độc ​​nhất.

GSX-R750 năm 1988

Tạm biệt các mặt phẳng nhàm chán, chào các đường cong gợi tình. Chiếc GSX-R750 thế hệ thứ hai ‘Slingshot’ (được đặt tên theo thiết kế bộ chế hòa khí) xuất hiện vào năm 1988 với khung sườn mới, kiểu dáng mới và động cơ được làm lại mạnh mẽ với hành trình piston ngắn hơn và lỗ khoan lớn hơn trước. Công suất tăng lên 112 mã lực nhưng trọng lượng khô cũng tăng lên 195kg . Những cải tiến gia tăng được đưa ra vào năm 1989.Đây cũng là năm chứng kiến ​​sự ra mắt mẫu tương tự GSX-R750R, với một động cơ được điều chỉnh để mạnh mẽ cho công suất 120 mã lực. Nó cũng được bổ sung một đuôi ghế đơn, hộp số tỷ lệ gần và bình xăng nhôm. Đây luôn là một con thú diện sách đỏ từ ngày ấy đến ngày nay.

Vào năm 1990, GSX-R bình thường đã có được động cơ hành trình piston dài tiêu chuẩn ‘R’, giảm một phần nhỏ ở mức 115 mã lực và thêm các phuộc ngược.  Sự quyến rũ ngọt ngào ấy của các mẫu GSX-R hết date  một năm sau đó được sửa đổi mạnh mẽ ra mắt vào năm 1991. Mặc lên người diện mạo mới, tương tự như chiếc GSX-R400 1990 với đèn pha kép phía sau, một bảng điều khiển rõ ràng và phần khó hiểu là trọng lượng của con xe này hơn 15kg so với con xe 1990 ở mức 208kg (phần khô). Tuy nhiên, đây chỉ là một mô hình chuyển đổi, vì một chiếc 750 hoàn toàn mới sẽ xuất hiện vào năm 1992.

GSX-R1100 năm 1989

Thay đổi lớn đầu tiên đối với GSX-R1100 kể từ khi được giới thiệu năm 1986, chiếc xe 1989 có khung mới, động cơ dung tích xi lanh 1127cc lớn hơn và cùng kiểu dáng cạnh tròn đã xuất hiện trên con GSX-R750 và 400 một năm trước đó. Giống như 750, con xe đã được tăng ‘Slingshot’ trên bộ chế hòa khí, cùng lúc công suất cũng được tăng lên tới 142 mã lực, nhưng bên cạnh đó trọng lượng cũng tăng thêm- lên tới 210kg phần khô. Cỗ máy đã được trang bị đầy đủ.Nhưng trong bối cảnh siêu xe liên tục thay đổi, chiếc Yamaha FZR1000 EXUP mới ra mắt cùng năm đã làm lu mờ đi chiếc GSX-R1100, tỏa sáng với  nhiều sức mạnh hơn, trọng lượng nhẹ ký hơn và độ xử lý sắc bén hơn. Từ năm 89 trở đi, chiếc1100 thường xuyên được trùng tu – thay đổi hình mẫu vào năm 1990 và sử dụng nhựa mới vào năm 1991.

GSX-R250R năm 1989

Vào năm 1989, chiếc GSX-R250 bé nhỏ đã gia nhập băng đảng của những đại ca khung nhôm hầm hố, với khung thanh sườn chứ không phải là kiểu khung bản ốp mà chúng ta thường thấy trước đó và Suzuki dường như rất quan tâm đến những chi tiết khác của chiếc xe này. Sự thay đổi, cùng với kiểu dáng mới và một càng gắp, khiến con xe đầy phong thái thể thao đủ để nó có thêm đuôi ‘R’ vào cuối tên của nó. Ngoài ra còn có một GSX-R250R SP cao cấp hơn, với hệ thống treo có thể điều chỉnh. Đáng ngạc nhiên hơn, trọng lượng của nó đã được tăng thêm thay vì loại bỏ, tăng từ 138kg lên 143kg. Công suất ở mức 45 mã lực. GSX-R250 đã bị loại khỏi thị trường vài năm sau đó, nhưng chúng tôi nghe nói rằng Suzuki sẽ đưa GSX-R250 (và một thị trường châu Âu GSX-R300) trở lại đường đua vào năm tới, sử dụng động cơ đôi tương tự.

GSX-R400 năm 1990

Chiếc GSX-R400 năm 1990 là một cỗ máy kỳ quặc đã loại bỏ khung thanh sườn theo kiểu GP của người tiền nhiệm trước đó cho một khung giá đỡ trông hơi cổ điển hơn gợi nhớ đến phiên bản 1984 gốc. Về mặt tích cực, đây là chiếc GSX-R400 đầu tiên có được các phuộc ngược, và sức mạnh động cơ tăng lên một phần, nhưng chiếc xe năm 1990 lại nặng hơn – 167kg. Kiểu dáng đầu thay đổi theo cách đặt 2 đèn pha trước sau tấm nhựa trong Perspex. . Đây thực sự là khởi đầu cho sự kết thúc của các mẫu xe  400cc. Chiếc xeGSX-R400 – đã trải qua bốn lần thay đổi mô hình hoàn chỉnh từ năm 1984 đến năm 1990 – sau đó không bao giờ có thêm bản cập nhật đáng kể nào nữa, mặc dù nó vẫn được sản xuất cho đến năm 1995.

GSX-R750/GSX-R600 năm 1992

Trong khi mẫu xe GSX-R750W năm 1992 có vẻ ngoài giống mẫu xe ra mắt năm 1991, ít nhất là trong lời giới thiệu thiết kế đèn pha tương tự, nhưng đây lại là một quái vật khác biệt. Chìa khóa ở đây là chữ ‘W’ ở cuối tên của nó. Đó là viết tắt của Nước – trong ‘làm mát bằng nước’. Tất nhiên, chiếc xe phải có một khung sườn mới thích ứng với động cơ mới, mặc dù nó trông rất giống với người tiền nhiệm của nó, và thân xe cũng mang dáng dấp hoàn toàn mới.

Nhưng bây giờ, GSX-R trông giống như một cỗ máy khá to, cồng kềnh (208kg phần xác máy), đi theo phong cách của Elvis trong khi những ngôi sao trẻ hơn, mới hơn đang xuất hiện. Tất nhiên, vào năm 1992, Honda đã bắt đầu bán chiếc xe FireBlade có trọng lượng nhẹ hơn, nhanh hơn và lớn hơn…

Năm 1994, một cải tiến mới trên chiếc GSX-R bao gồm những thay đổi về động cơ, khung sườn và kiểu dáng đã giảm 10 cân thành công, cải thiện hiệu suất và độ xử lý của nó. Nhưng một cái gì đó quan trọng hơn nhiều sắp sửa xảy ra.
 Trong suốt khoảng thời gian này, Suzuki cũng tung ra một phiên bản dung tích xi lanh 599cc khác của chiếc xe – GSX-R600 – với công suất nhỏ hơn (106 mã lực).

GSX-R1100 năm 1993

Đến năm 1993, GSX-R1100 khá cổ lỗ sỉ thật sự, nhưng nó vẫn còn một cuộc cải cách lớn nhất trong cuộc đời của nó. Một động cơ mới, làm mát bằng nước thay vì làm mát bằng không khí / dầu, tăng công suất lên 155 mã lực và khung gầm được thiết kế lại để có độ cứng cao hơn. Mặc dù vậy, nó nặng “căng đét” – 230kg, khá hợp với thời bấy giờ.Dẫn đầu cho xu thế này là chiếc FireBlade của Honda, đây là hiện thân cho những chiếc xe thể thao nhẹ hơn bao giờ hết. Vào năm 1995, một chiếc càng sau mới cho thấy Suzuki vẫn đang cải tiến trên GSX-R1100, giúp trọng lượng của con quái giảm xuống chỉ còn 224kg.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đó, chiếc 1100 là một kiểu xe du lịch đang cạnh tranh với chiếc Kawasaki ZZ-R1100 hơn bất kỳ chiếc siêu xe nào. Nó tồn tại đến năm 1998, khi sự xuất hiện của GSX1300R Hayabusa (đáng chú ý là ‘GSX’ chứ không phải là ‘GSX-R’) đã đẩy GSX-R1100 xuống mồ chôn của nó.

GSX-R750/GSX-R600 năm 1996

Không còn nghi ngờ gì nữa,  trước năm 1995, Suzuki GSX-R750 đã thiết lập tiêu chuẩn siêu xe từ một thập kỷ trước. Vào thời đó, nó vẫn là một chiếc xe chạy đường trường trong một phân khúc bao gồm các lựa chọn thay thế như chiếc Yamaha YZF750 tuyệt vời, không đề cập đến FireBlade. Nhưng vào năm 1996, Suzuki đã trở lại và lợi hại hơn xưa với hệ thống SRAD mà nhiều người nghĩ là sự trả thù của quân tử.

SRAD ám chỉ đến  hệ thống nạp – Suzuki Ram Air Direct – nhưng vũ khí bí mật cỗ máy mới này là khung chùm hợp kim lấy cảm hứng từ GP, bao quanh piston  ngắn kiểu mới, công suất 128 mã lực mới và được thiết kế cắt khứa các cách lấy gió. Trọng lượng giảm gần 20kg xuống còn 179kg phần khô (chỉ hai năm trước đó, một chiếc GSX-R750 đã là 208kg!). Đột nhiên, Suzuki trở lại bảng nhất với chiếc xe này.

Một bản cập nhật vào năm 1998 bổ sung bộ phun xăng, tăng sức mạnh lên 135 mã lực, nhưng điểm khác biệt là GSX-R750 SRAD vẫn không thay đổi nhiều cho đến khi có bản thay thế vào năm 2000.
 Một lần nữa, trong suốt thời kỳ của SRAD, GSX-R600 tương tự những chiếc 750cc, mặc dù có hệ thống treo và phanh thông số kỹ thuật thấp hơn.

Toàn bộ thông tin về dòng GSX-R- Những chiếc Gixxers của thế kỷ 21, từ mẫu GSX-R750 năm 2000 cho đến GSX-R1000R mới nhất hiện tại.

GSX-750R năm 2000

Nếu hệ thống SRAD là 1 sự trở lại thành công để định hình chiếc GSX-R750 sau này, thì mẫu xe năm 2000 đã bước 1 bước rất xa so với nguyên mẫu của nó. Cho đến hiện tại, những mẫu xe 900- 1000cc đang là xu thế với Fireblade, ZX-9R và Yamaha R1 là những đại diện tiêu biểu nhất, và chắc chắn là Suzuki sẽ tham gia và cuộc chơi này sớm thôi, nhưng rõ ràng là GSX-R750 đã chứng minh được rằng phân khúc superbike hạng nhẹ vẫn luôn có chỗ đứng. Với cân nặng chỉ 166kg khi chưa nạp nhiên liệu và động cơ 141 mã lực, nhưng GSX-R750 vẫn là một ứng viên sáng giá khi bạn cần tìm một chiếc xe mới, cho dù nó đã ra mắt được 18 năm.

GSX-R600 năm 2001

Năm 2001,  một năm sau khi mẫu R750 hoàn toàn được tân trang lại, chiếc GSX-R600 cũng nhận được gói nâng cấp tương tự- gói nâng cấp tiêu chuẩn dành cho các mẫu xe giá rẻ ( phuộc thường thay vì phuộc ngược), động cơ dừng ở mức 115 mã lực, lớn hơn so với bản R750 đầu  ra mắt vài năm trước đó.

GSX-R1000 năm 2001

Ngày nay những chiếc moto 1000 phân khối dường như đã trở thành tiêu chuẩn chính cho bất cứ nhà sản xuất xe mô tô. Nhưng ngược dòng lịch sử trước những năm 2000, mô tô 1000 phân khối vẫn là một thuộc đẳng cấp tiến bộ và tương lai của  những model 750cc . Có thể lấy một vài ví dụ như Fireblade và Yamaha R1, cả 2 mẫu xe này đều được phát triển dựa trên động cơ kỹ thuậtcủa những phiên bản 750 phân khối trước đó, và GSX-R1000 các thế hệ đầu cũng không ngoại lệ.

Chỉ cần nhìn vào mẫu năm 2001 thôi là bạn đã biết tiền thân của nó là R600 và R750. Khung sườn của xe được gia cố cho chắc chắn hơn, động cơ gần như được bê nguyên xi từ chiếc 750 và thậm chí thiết kế thân xecũng có khá nhiều tương đồng với 2 người tiền nhiệm.

Nhưng cũng chả quan trọng lắm, R1000 trở thành siêu phẩm thời điểm ra mắt với động cơ 160 mã lực và khối lượng 170kg với bình nhiên liệu rỗng, nó nhanh chóng cho R1 và Blade hít khói trong cuộc đua doanh số và chỉ chịu thua model ZX-9R của Kawasaki.

GSX-R1000 năm 2003

Thường thì vòng đời của một chiếc xe flagship một dòng sản phẩm sẽ kéo dài khoảng 2 năm.Vì vậy vào năm 2003, Suzuki đã quyết định nâng cấp con át chủ bài của mình. Trong lần nâng cấp này, chiếc xe dần tiến ra xa khỏi 2 chiếc xe nguyên mẫu của nó là GSX-R600 và R750, đem đến một hệ thống khung sườn mới mặc dù phong cách thiết kế này cũng không khác mấy so với 2 mẫu xe trên. Điểm cộng là động cơ mạnh hơn với 162 mã lực và cân nặng nhẹ hơn (168kg).

GSX-R750/R600 năm 2004

Ở biến thể K4 này, hai chiếc GSX-R mới nhất có hệ thống khung gầm mới, khối lượng được nhẹ hơn rất nhiều khi chỉ dừng lại ở mức 163kg (chưa đổ xăng) và tăng thêm sức mạnh của động cơ mức 145 mã lực. Như thường lệ, mẫu xe này dùng chung khung gầm với phiên bản nhỏ hơn GSX-R600 của nó và là 1 lựa chọn hấp dẫn đối với người dùng đang tìm kiếm 1 chiếc xe “nhẹ nhàng” hơn những mẫu 1000cc đang quá hot ở thời điểm đó.

Phiên bản thu gọn 600 phân khối cũng được nâng cấp sức mạnh động cơ, đạt mức 125 mã lực, phuộc ngược và phanh búa hướng tâm.

GSX-R1000 năm 2005

Trong khi mọi người đang bàn tán không ngớt về biến thể huyền thoại “K5” GSX-R1000, và thậm chí Suzuki cũng ngầm ám chỉ về siêu phẩm GSX-R1000 sử dụng cùng loại động cơ với mẫu GSX-S . Rõ ràng đó là một bước tiến rất xa và đã mang đến cho chúng ta một trong những chiếc siêu moto tốt nhất trong lịch sử. Động cơ mới 999cc rõ ràng tốt hơn phiên bản 988cc trước đó, với công suất được nâng lên mức 170 mã lực, nhưng cân nặng lại nhẹ đến bất ngờ khi chỉ nặng 166kg khi chưa nạp nhiên liệu. Lần đầu tiên trong lịch sử, công suất của một chiếc xe lớn hơn khối lượng của nó.

GSX-R750/R600 năm 2006

Lại là khung mới, thiết kế mới và cả động cơ mới, nâng tổng công suất lên 170 mã lực trên chiếc R750 năm 2006. Ống xả gần như tàng hình nhờ vào sự tài tình của các nhà thiết kế, đưa tính thẩm mỹ của chiếc xe này lên một tầm cao mới. Bản phác thảo của chiếc xe đưa ra những thông số không khác biệt nếu so với phiên bản kế nhiệm của nó, có cùng cân nặng 163kg, nhưng model năm 2006 là một câu chuyện hoàn toàn khác. Theo nhiều khía cạnh, nó vẫn là một mẫu xe tốt nếu được bán ra ở thời điểm hiện tại.

Chiếc GSX-R600 cũng có những sửa đổitương tự người đàn anh của nó, nhưng chỉ dừng lại ở mức 125 mã lực và 161kg cân nặng nếu so với đời trước.

GSX-R1000 năm 2007

Đến thời điểm này, Suzuki có vẻ như đã đưa mọi thứ vào guồng; hầu như mỗi năm đều có những bản cập nhật mới cho những model của họ, đơn cử như R1000 (vào những năm lẻ) và R750(vào những năm chẵn). Nhưng có vẻ như do những phiên bản trước được cải tiến quá tốt, phiên bản 2007 GSX-R100 của Suzuki dường như đã không đáp ứng được kỳ vọng quá cao của người dùng, như model 2005 đã từng thành công. Yêu cầu xả khí lớn kéo theo hệ thống ống xả  to hơn, kéo theo khối lượng tới 172kg. Suzuki kịp gỡ lại với công suất 185 mã lực của chiếc xe và hệ thống điện tử mới, thứ đã đặt nền móng cho các chế độ lái tự chọn đã trở thành tiêu chuẩn ngày nay. Thế nhưng xét cho cùng, K7 của Suzuki vẫn không là phiên bản retro thành công của  K5.

GSX-R750/R600 năm 2008

Gần như giống hệt như phiên bản tiền nhiệm về, model 2008 của Suzuki chỉ thay đổi ống xả cho phù hợp với yêu cầu xả khí lớn hơn. Cũng như thường lệ, chiếc R600 được nâng cấp y hệt như đàn anh của nó.

GSX-R1000 năm 2009

Lại là năm lẻ, và như thường lệ, chúng ta lại có 1 bản cập nhật cua R1000, mà nói cho đúng thì là một phiên bản hoàn mới của nó, với động cơ, khung sườn và thân xe, tất cả đều được làm mới. Cuối cùng chúng ta cũng có hộp số với cách bố trí kiểu  “stacked” hiện đại và ngon nghẻ, hành trình piston ngắn hơn, vòng quay máy nhiều hơn, giúp chiếc xe vận hành mượt mà và phát huy tối đa sức mạnh của nó mặc dù không có bất kỳ nâng cấp nào về sức mạnh động cơ.

Cho đến lúc đó, sự cạnh tranh của các hãng xe đang gay gắt hơn bao giờ hết, và rồi biến thể “K9” của R1000 xuất hiện, khác biệt và không thể nhầm lẫn nếu so với Blade, ZX-10R, Aprilla,.. hay bất cứ chiếc xe nào khác khi đó.

GSX-R750/R600 năm 2011

Vẫn theo sát thiết kế của dòng xe này từ năm 2006, phiên bản 2011 đã thành công trong việc đưa cuộc chơi trên thị trường lên một bước tiến mới nơi mà phân khúc 750cc đã bị đối thủ của họ đã dừng cuộc chơi từ lâu. Với 148 mã lực, hãng không tăng thêm sức mạnh của xe, nhưng cân nặng đã được giảm xuống đáng kể. Chiếc xe được bán ra với chỉ 156kg khi không đổ xăng,với khung gầm thu gọn và chiều dài cơ sở ngắn hơn. Hệ thống điện tử của xe cũng được cải thiện, với các chế độ lái tùy chọn nổi bật. Và cũng kể từ năm 2011, Suzuki dường như đã bỏ rơi đứa con của mình mặc dù đã có những tin đồn về mẫu xe mới sẽ ra mắt trong năm 2019.

Và cũng như thường lệ, GSx-R600 cũng không khác mấy so với người anh của nó, trừ động cơ.

GSX-R1000 năm 2012

Tình hình kinh doanh không mấy khả quan và các vấn đề tài chính đồng nghĩa với thời hạn nâng cấp 2 năm 1 lần dành cho dòng xe này cũng bị dẹp bỏ. Nhưng nếu so với phiên bản 2009 trước đó, model lần này có vẻ chỉ là một bản nâng cấp nhẹ nhàng. Độ xoắn nảy của hệ thống giảm xóc tốt hơn và động cơ được cải thiện, không có gì thắc mắc, nhưng có lẽ giờ đây GSX-R1000 đang muốn trở thành chiếc xe rẻ nhất trong phân khúc 1000cc, chứ không phải tốt nhất.

GSX-R125 năm 2017

Suzuki đã đến rất gần với việc phát hành 1 chiếc xe cho người dùng phổ thông vào năm 2009 theo như những thông tin rò rỉ mà chúng tôi có được- nhưng việc đó chẳng bao giờ thành sự thật, cho đến năm 2017 khi chiếc xe được ra mắt. Tản nhiệt nước, hệ thống làm mát DOHC, động cơ 4 van xilanh đơn 15 mã lực và khối lượng nhẹ nhàng chỉ 134kg biến nó trở thành mẫu xe thể thao tốc độ cao đáng sở hữu nhất cho những người mới bắt đầu ở thời điểm bấy giờ. Một chiếc GSX-R 250-300cc  xilanh đôi đang được chờ đợi sẽ ra mắt trong vòng vài tháng nữa.

GSX-R1000 năm 2017

Và cuối cùng, sau 18 năm kể từ khi phiên bản gần nhất ra mắt, Suzuki cuối cùng đã tung ra thiết kế GSX-R1000 mới nhất của mình cho năm 2017. Lần đầu tiên, xe được bán ra với 2 phiên bản tùy chọn: phiên bản cơ bản và phiên bản “R”, cả hai đều đi cùng với hệ thống điều chỉnh trục cam mà Suzuki tiên phong dùng trên các phiên bản MotoGP GSX-RR. Sức mạnh của xe được nâng lên mức 199 mã lực, và trọng lượng ướt 201kg, biến nó thành 1 chiếc xe top performance, tốt nhất trong tất cả phiên bản GSX-R1000 trước đây. Và cuối cùng, hệ thống điện tử của xe cũng khá ổn với hệ thống kiểm soát độ bám đường và chống bó cứng phanh mới nhất. Chiếc xe cũng đi kèm với hệ thống giảm xóc của Showa và phanh Brembo.  

Theo Visordown