Do bạn muốn tiết kiệm tí tiền hay thích tự làm cho vui thì tự sơn xe cũng là một vụ khá thú vị. Nhưng không phải nhà ai cũng có đủ máy móc và buồng phun.
Nhưng ai dám bảo rằng bạn không thể tự sơn ở nhà bằng sơn phun? Có thể nó không thiệt là đẹp bằng ngoài tiệm có anh thợ sơn chuyên nghiệp. Nó không được bền như sơn kiểu hiện đại, kiểu sơn tự động 2 bước. Nếu đổi ý, bạn có thể cạo nó ra rồi gửi đi thợ mà không quá tốn kém.
Nhưng nếu bạn muốn tập thêm kĩ năng mới hay chọn màu sắc cho ưng bụng, hãy cùng tôi và tập luyện nào.
Bạn có thể hài lòng với màu sơn xe tự chọn, nếu bạn học và làm theo đúng quy trình. Chúng tôi chia quy trình này thành sáu bước, ba bước trong bài này và ba bước trong phần 2.
Nhưng trước khi bắt đầu, hãy liên hệ hỏi thử nhà sản xuất sườn xe hoặc thợ chuyên độ xe để biết thông tin và có lời khuyên về cái sườn bạn định độ. Sau khi đọc bài này, hẳn bạn sẽ có những thắc mắc hay ho.
Bước 1: Tính toán tổng thể – hình dung về chiếc mô tô bạn sẽ sơn
Tính trước xem bạn sẽ sơn màu gì? Có chữ, decal, họa tiết hay line gì không? Sơn nhũ hay thường? Bóng hay mờ?
Khi bạn đã tính kĩ lưỡng, sẽ dễ dàng quyết định được quá trình sơn và những nguyên liệu cần thiết.
Một bản vẽ phác thảo đồ họa sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho các bước vẽ, do đó đừng ngại làm một bản phác thảo trước cho kế hoạch.
Bước 2: Chọn hệ sơn cho chiếc mô tô
Giả sử bạn không có máy phun sơn thì việc lựa sơn sẽ hơi khó khăn chút ít. Vì vậy hãy nghiên cứu trước những thuật ngữ trong công nghệ sơn.
Sơn một giai đoạn là kiểu sơn mà chỉ cần một lớp đã đạt được màu sắc và độ bóng cần thiết. Sơn hai giai đoạn là kiểu sơn có một lớp sơn màu và một lớp sơn phủ ngoài để bảo vệ (có thể lầ bóng hoặc mờ). Kiểu sơn 2 giai đoạn này thường gọi là sơn liên kết.
Lớp phủ 1K là lớp phủ không cần chất làm cứng, chất kích hoạt hay thứ gì khác. Sơn nhà là một ví dụ dễ thấy, còn sơn dán là một loại khác.(Hầu hết sơn phun là kiểu này).
Lớp phủ 2K là sơn được trộn với chất làm cứng trước khi phun để các thành phần hóa học sẽ phản ứng trong quá trình sấy. Kiểu sơn này sẽ cho bề mặt bền hơn với thời tiết, tia UV, nhiên liệu hay các hóa chất. Những tiệm phun hiện đại sẽ hoàn thiện bằng lớp phủ 2K.
Nhưng cũng có ngoại lệ, nhiều người vẫn bán sơn 2K rời. Họ chứa riêng chất làm cứng trong ngăn riêng. Trước khi phun họ sẽ trộn chất làm cứng với sơn phủ xong họ sẽ xài đầu lọc để phun trước khi nó đông cứng.
Tất nhiên bạn có thể sơn 2 giai đoạn với lớp cơ sở 1K (màu) và lớp phủ 2K. Các trang web mua bán linh kiện xe hoặc các fanpage về xe mô tô chẳng hạn sẽ giúp bạn có 1 khởi đầu.
Trong một kế hoạch cá nhân tôi đã sơn chiếc Kawasaki Ninja ZX-9R với màu đỏ và vàng kim với lớp cơ bản 1K và lớp phủ mờ 2K, phủ luôn cả bộ sticker. Bình xăng bạn thấy trên hình là do tôi đã sơn lại cho bài này. Tôi đã sử dụng sơn phun loại xịn (tương đối đắt tiền) vì vài lí do:
- Thời gian hồi sơn rất nhanh, tôi có rất nhiều sơn sẵn và thời hạn.
- Bình xăng này đã rỉ rất nặng, vì thế không xài trên xe được nữa mà chỉ để trang trí nghệ thuật cho hầm xe.
- Nó rẻ hơn nhiều với kiểu sơn tự động
Nếu bạn thấy làm kiểu này vui, tôi khuyên bạn hãy làm như tôi. Kiếm một cái bình xăng hay chắn bùn cũ để tập tành trước rồi hẵng phun thật lên xe. Tệ nhất, nếu không ngon lành gì hay nhìn thì không thích thì bạn có thể làm lại.
Đem ra tiệm tráng men có tốt hơn không? Vâng, tùy thuộc vào loại sơn có hay không tùy thuộc vào chỗ bạn ở.
Bước 3: Chuẩn bị sơn chiếc mô tô nào
Chuẩn bị rất quan trọng để có kết thúc hoàn hảo. Nguyên tắc của tôi là cào sơn cũ, sơn lấp, đánh nhám, sơn kĩ, phun/sơn độn, đánh nhám rồi sơn kĩ lần nữa.
Cạo bỏ lớp sơn cũ
Bạn có thể sơn lại màu sơn hiện có, dù là bình xăng hay khung. Nếu sơn trong điều kiện tốt, bạn có thể đi nhám khô hay ướt cỡ 400 grit rồi sơn phủ qua luôn. Có thể nó sẽ không đồng màu với sơn cũ vậy nên hãy kiểm tra lớp sơn cũ trước. Giữ một miếng giẻ có thấm dung môi trên lớp sơn. Nếu dung môi làm tan lớp sơn hiện có, hãy cân nhắc đánh sạch nó đi.
Tôi rất thích những phần kim loại trần, như thế tôi sẽ biết tôi đang làm việc với thứ gì. Bạn đã thấy cách loại bỏ sơn cũ ưa thích của thôi trong bài này, nhưng chất tẩy sơn thường được dùng với các dự án nhỏ.
Trên cái bình xăng này của tôi, trước kia tôi đã chà nhám lớp sơn cũ. Nhược điểm của đánh nhám là nó để lại vết xước sâu trên kim loại, lúc này xài đĩa đánh bóng mềm hợp hơn.
Bạn có thể đã nghe ai đó khuyên về việc ngăn chặn hoặc trung hòa, đánh rỉ trên bề mặt kim loại. Tôi thường để kệ nó, tôi đi thẳng vào bước tiếp theo sau vài giờ đánh bỏ sơn.
Dặm lại bình xăng mới hoặc cả khung sườn
Bạn có thể bỏ qua bước này. Còn không, bạn có thể xài sơn tự động phủ bề mặt. Đây là một sản phẩm hai trong 1 mà bạn chỉ cần trộn chất làm cứng với lớp phủ để chỉnh sửa lại lớp sơn.
Trước khi trộn lớp phủ, hãy đeo găng tay dùng một trần để bảo vệ da. Dùng sáp tẩy dầu mỡ để làm sạch bề mặt hoàn toàn trước khi làm bước tiếp theo.
Bạn có thể cần một miếng lót để trộn phụ. Một số nguồn cho thấy các tông sẽ hấp thụ nhựa từ chất độn, vì vậy tôi sử dụng thớt nhựa 50k từ cửa hàng đồ nội thất lớn. Chọn một miếng quẹt sơn, một cái xô hay gì đó (bạn có thể dùng bất cứ thẻ nhựa cứng nào cho tiếc kiệm)
Làm theo hướng dẫn trên bao bì. Bạn tôi nhắc nhở tôi “trộn lẫn 1 phần chất làm cứng (hardener Epoxy) với 50 phần sơn độn theo trọng lượng“. Trộn sơn cho màu đúng như ý muốn.
Ngay lúc đó bạn phải làm tiếp ngay vì lớp sơn độn đang bắt đầu khô. Dùng miếng quét sơn để quét lên bề mặt. Tôi giữ miếng quét bằng ngón tay cái ở một bên và ba ngón tay bên trên. Với một vài lần thử, bạn sẽ sớm xác định được góc và áp lực tốt nhất để có một lớp phủ mịn màng trên bề mặt.
Sơn lớp phủ dày không quá 3mm hoặc 1/8. Nếu vết lõm sâu quá thì sơn dày 3mm rồi để khô trước khi phủ tiếp.
Bạn sẽ thấy công việc sẽ khó hơn sau ít phút lớp độn khô cứng lại. Trộn ít thôi để khỏi lãng phí. Mục đích là làm mịn lớp độn, sần sùi quá khi chà nhám sẽ rất cực.
Đánh nhám
Sau khi xong lớp độn (khoảng 30 phút nếu suôn sẻ), bạn có thể bắt đầu chà nhám. Cố gắng loại bỏ lớp sơn lấp càng nhanh càng tốt mà không làm trầy xước quá nhiều rồi lại phải xử lí. Tôi dự trữ rất nhiều giấy nhôm oxit độ mịn 80 grit ở dạng cuộn, vì vậy tôi bắt đầu với cái này. 80 grit không để lại vết xước quá lớn, và giấy nhôm oxit sẽ khắc phục.
Trong khi làm, tôi đã tìm thấy một hộp giấy nhám hơn 2 kí. Tôi cũng sử dụng một cái cục nhám màu, đó là một miếng bọt xốp chắc chắn mà bạn bọc giấy nhám của bạn xung quanh. Thay vì một khối cứng, thẳng, chỉ phù hợp với các bề mặt thẳng, phẳng, cục nhám đó phù hợp với những bề mặt cong.
Bắt đầu đánh mịn lớp lót được rồi. Đây là công việc bụi bặm, nên nhớ đeo mặt nạ bụi dùng một lần. Tiếp tục đánh nhám để lớp lót hoàn thiện, đến khi lớp lót che được các vết lõm.
Sờ bằng tay và bạn sẽ thấy được chỗ nào chưa hoàn thiện, tiếp tục sơn lót và chà nhám. Bước này có thể sẽ mất nhiều thời gian nhất, nhưng là nền tảng cho lớp sơn của bạn. Với cái bình xăng tôi làm cho bài viết này, tôi đã dành khoảng bốn giờ để sơn đệm và chà nhám. Chủ yếu là chà nhám.
Xin lưu ý rằng mặc dù nó có thể trông đã ngon lành ở giai đoạn lót, lớp sơn lót đầu tiên sẽ thực sự giúp làm nổi bật bất kỳ sai sót nào trong bước này. Nếu có thể bạn sẽ nhìn thấy lỗ hổng ngay, có thể đảm bảo bạn sẽ nhìn thấy được nó dưới lớp sơn. Giờ là lúc chữa lại với sơn độn và đánh mịn.
Trước khi bạn tiến tới bước tiếp theo, bạn nên chà nhám dần dần với giấy nhám với độ mịn 120, 240 và 400 grit. Nhiều lúc tôi gặp khó khăn trong việc phủ vết xước của nhám 80 grit trong giai đoạn sơn lót và sơn phủ nếu tôi không làm mịn lớp phủ phụ.
Sơn lót
Một thợ lớp sơn lót là lớp mồi cho lớp lót và bề mặt, trong trường hợp này là giữa lớp lót và sơn. Cá ông bán sơn bạn sẽ giới thiệu sơn lót tốt nhất phù hợp với sản phẩm sơn hoàn thiện cuối cùng của bạn. Độ dày và thời gian khô giữa các lớp sơn được ghi ngoài bao bì.
Trước khi phun, hãy dùng băng dính che đi các chỗ không cần sơn, như nắp bình xăng chẳng hạn. Tôi cũng che kĩ bụng bình xăng để không cho sơn văng vào. Tôi dùng băng keo sơn chuyên dụng chứ không dùng mấy loại bang keo thường giá rẻ.
Tại bước cuối cùng cực kỳ quan trọng trước khi sơn lót hoặc bất kỳ lớp sơn nào kiểu như vậy, hãy sử dụng một miếng vải dính và lau bề mặt bạn sơn. Vải dính sẽ giúp lau sạch bụi bẩn có hại cho quá trình sơn hoàn thiện của bạn.
Nếu sơn lót bạn sử dụng có thể chứa một số thành phần phụ giúp làm phẳng bề mặt, bạn có thể đánh nhám lớp sơn lót. Bạn có thể sử dụng giấy mịn 240 grit ở giai đoạn này, sau đó là 400 grit trước bước tiếp theo. Đánh kĩ những vết lồi cho láng bề mặt. Nếu bạn đánh nhám lần nữa, hãy sơn phủ lại trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Nếu sơn lót không có phụ gia(hoặc đã đủ che lấp) bạn có thể chuyển sang bước tiếp.
Xịt trám
Nếu bạn thấy có vết trầy xước nhỏ trong lớp sơn lót thì dùng phun trám để xử lí vụ này. Thực hiện theo các hướng dẫn sản phẩm, loại thuốc xịt mà tôi khuyên dùng ba đến bốn lớp phủ, sau đó chà nhám. Cuối cùng, một lần nữa bạn có thể chà nhám phần lớn các loại bột bã, chỉ có bột trám ở các chỗ lõm.
Kiểm tra chỗ phun trám và chà nhám những phần dư. Vá bằng đề can có thể khắc phục những chỗ là phun trám không xử lí được. Đánh nhám lần cuối rồi kiểm tra lại bằng tay. Hy vọng rằng không còn lỗi nào trên bề mặt. Nếu bạn mài lại thành kim loại trần hoặc tờ hướng dẫn sử dụng có hướng dẫn, bạn nên sơn lót nhiều hơn trám bột, hãy phun trước khi sơn. Chúng tôi sẽ trình bày tiếp trong phần 2.