HẦU HẾT CÁC HÃNG đều có vài mẫu xe kiểu retro. Nhưng triumph có thế mạnh trong trò chơi này hơn bất kì ai khác. Những tác phẩm kinh điển hiện đại của Hinckley vượt trội đáng kể so với các model khác của hãng.

Speed twin vẫn còn là một cái tên mới. Hiện tại lại có quá nhiều dòng, liệu Speed Twin có tạo nên sự khác biệt? Tôi đã đến hòn đảo Mallorca ở Địa Trung Hải đầy nắng để tìm hiểu.

Cái tên Speed Twin phát nguồn từ động cơ twin song song do Edward Turner thiết kế từ 1938. Nhưng nó có nhiều điểm tương đồng với những phiên bản hiện tại. Có thể xem nó như một chiếc Street Twin được gia tăng sức mạnh hay một chiếc Bonnevile với sức mạnh của Thruxton với dáng dấp và phong cách của một chiếc Café Racer.

Tôi thừa nhận ban đầu đã bỏ qua Speed Twin như một chiếc xe “lỡ cỡ” vô nghĩa. Nhưng đó là một chiếc roadster ngon nghẻ, thực sự có rất nhiều điểm hay ho.

Sức mạnh

Sức mạnh của nó đến từ khối động cơ “High Power” 1200cc của Bonneville với cùng tỉ số nén như Thruxton (11.0:1). Nhưng còn hơn thế, Triumph không phải là cái cối xay gió như Thruxton.

Có một bộ cốt máy quán tính thấp và đầu nén cao. Cộng với vỏ cam ma-giê, đĩa côn tương thích và vỏ động cơ được tối ưu hóa (về cơ bản là nhẹ hơn). Kết hợp lại, trọng lượng khô của chiếc xe nhẹ hơn được 2,5kg (5,5 lbs).

Sở hữu công suất ngang với Thruxton R, 96 mã lực và 112Nm, nhưng đó là cách làm cho những con số này đáng chú ý. Đường cong của biểu đồ momen của Triumph thật là đẹp. Momon xoắn cực đại đạt 9400 vòng/phút nhưng 90% trường hợp bạn chỉ cần 2500 vòng/phút là đủ.

Chế độ lái

Kiểm soát lực kéo đạt chuẩn (hoặc có thể tắt đi), có 3 chế độ lựa chọn Sport, Road and Rain. Speed Twin dùng hộp số 6 cấp và hệ thống ly hợp ‘Torque Assist’ dễ sử dụng. Nó chỉ phải cân chỉnh lại sau 16000km.

Với trọng lượng khô 196kg, nhẹ hơn Thruxton 10kg và Thruxton R 7kg. Điều đó là nhờ vào mâm đúc nhôm mới, giá đỡ động cơ bằng nhôm, tay lái nhôm và bình điện làm nhẹ hơn.

Hệ thống treo và phanh

Khung gầm vốn được bê qua từ Thruxton nhưng đã được chỉnh lại. Triumph đã làm lại dài hơn, kéo dài chiều dài cơ sở, phuộc trước dài hơn và hành trình nhún tăng thêm vài milimet.

Giảm xóc toàn bộ của KYB, phuộc trước không chỉnh được là phuộc sau là loại phuộc đôi chỉnh preload. Khi được hỏi về lí do vì sao Speed Twin không dùng hệ thống phuộc có điều chỉnh, Triumph trả lời họ đã tinh giảm để cắt giảm chi phí.

Hãng cũng đảm bảo rằng phuộc zin sẽ đáp ứng được nhiều tình huống và cũng chỉ ra rằng rất ít khách hàng cần phải tự chỉnh lại (công bằng mà nói thì điều này rất đúng). Và tôi hỏi có thể mong đợi sự nâng cấp ấy ở Speed Twin R hay không thì họ không nói (Vì vậy tôi cá rằng chúng ta có thể mong đợi)

Phanh được dùng là loại má phanh kép Brembo 4 piston cho bánh trước, má phanh đơn Nisson cho bánh sau bao gồm ABS.

Bánh xe

Speed Twin sỡ hữu bánh trước cỡ 17×3.5 và bánh sau cỡ 17×5.0, đến từ hãng Pirelli Diablo Rosso 3.

Người ta đã chọn kiểu lốp hiện đại cho một chiếc xe cổ điển, nhưng nó lại pha trộn giữa cũ và mới, khẳng định phong cách và “thái độ” cho Speed Twin

Thiết kế xe

Speed Twin rõ ràng được chia sẻ DNA với chàng đẹp trai Boneville T120, nhưng dáng của nó mạnh mẽ và cơ bắp hơn. Hai chiếc xe sử dụng cùng một bình xăng 14,5 lít nhưng Speed Twin đã được gắn “chồm” xuống một chút.

Những chi tiết như đồng hồ analog đôi, đồng hồ số, nắp xăng kiểu Monza sành điệu và ống xả đôi tăng thêm sự quyến rũ của phong cách cổ điển. Bù lại Speed Twin có những điểm nhấn thiết kế hiện đại, như bánh xe hợp kim, đèn LED ban ngày ở cụm đèn pha, đèn hậu LED mỏng và đèn xi nhan.

Những thay đổi này thực sự rất đẹp mắt chứ không chỉ là “trò bịp” của gã chụp ảnh. Nhìn tận mắt Speed Twin đã cho tôi nhiều thời gian hơn để xem kĩ các chi tiết. Tôi để ý thấy chắn bùn ngắn, bằng nhôm, gương chiếu hậu và thanh trang trí ở nắp bên và thân ga. Đây là những chi tiết cơ bản, không phải là option thêm.

À vâng, tất nhiên vẫn có những option. Triumph có những phụ kiện như ống xả Vance & Hines (bên dưới), yên và những món trang trí nhỏ.

Hơn nữa, Triumph đã làm quá tốt! Mọi thứ sờ vào rất chắc chắn, không có cảm giác nhựa. Và thực thế là dù Twin làm mát bằng nước và trang bị rất hiện đại  nhưng trông rất ít ống dẫn, dây nhợ.

Dù vậy, tôi cũng có chê một chút. Sự chú ý rõ ràng đến từ thiết kế của Speed Twin. Sự kết hợp cản sau với đèn hậu và chắn bùn là một lời giải thích. Tuy nhiên, đó là vấn đề duy nhất về thiết kế mà tôi thấy.

Speed ​​Twin có ba màu: Jet Black, Silver Ice và Korosi Red. Hai phiên bản bạc và đỏ đã có mặt trong buổi ra mắt, cả hai đều được sơn hoàn thiện xong xuôi khi chúng đến.

Hơn nữa, những đường  graphite trên thân xe đều được vẽ tay. Dù những đường trắng và logo Triumph không phải vẽ tay nhưng dù là đề can cũng được phân lớp rõ ràng.

Speed Twin nổi bật bởi vẻ đẹp và thông số kĩ thuật nhưng cảm giác lái thế nào? Chúng tôi đã làm một chuyến dài 250km xuyên qua những miền quê trải dài ở Mallorca và những cung đường núi quanh co để tìm hiểu.

Và rồi trời mưa, cả ngày. Dù sao thì chúng tôi vẫn chạy, nhưng cơn mưa đã làm mặt đường vốn xấu trở nên tệ hơn, tôi đã không thể khai thác hết được sức mạnh cũng như khả năng xử lí của Twin.

Tôi đã trải nghiệm được thiết kế công thái học khá nổi bật khi so sánh với các mẫu twin’s khác của Triumph. Gác chân được dịch lên trước 38mm và thấp xuống 4mm so với Thruxton tạo nên tư thế lái thoải mái hơn.

Nhưng khi bạn kết hợp điều đó với cả tay lái, được mượn từ Street Triple và yên dài nó sẽ tạo ra một vị trí cưỡi rất hay ho. Việc này khiến bạn dồn trọng tâm về phía trước, vượt qua trọng tâm của chiếc xe khiến bạn phải chồm tới và ngẩng đầu lên.

Thiết kế kiểu ấy đã giúp tôi tìm được vị trí ngồi thích hợp, ngay cả khi việc tìm vị trí ngồi hơi khó khăn. Và tôi cũng không phiền khi thêm một chút đêm, một vài khấc nữa để nhét vào.

Nó cũng góp phần để chiếc xe xử lí mượt mà hơn. Ngay cả ở trong trường hợp khó khăn hơn với độ bám đường kém, tôi cũng không cần phải đánh vật với chiếc xe.

Triumph đã đúng về khả năng của bộ phuộc, tôi chưa bao giờ cảm thấy bất ổn hay gì cả. Và khi chiếc xe hơi mất kiểm soát một tí, tôi có thể dễ dàng nài lại một cách tự nhiên.

Chúng tôi cũng đã đi chậm như dự tính. Chúng tôi đã chạy theo một tay đua thực thụ, một tay Brazil đại đởm, và chiếc xe của chúng tôi đã dí kịp với một tốc độ đáng nể. Đó là minh chứng cho cách mà người ta làm Speed Twin.

Không thể bỏ qua tiếng động cơ. Động cơ đó, với buồng đốt 270 độ thì ngay cả pô zin thì máy vẫn gầm ầm ầm.

Sẵn dịp, tôi chạy cả ngày với chế độ Rain nhưng ngay cả như vậy chiếc xe vẫn rất mạnh mẽ, nhiên liệu được tiết chế qua van tiết lưu. Bộ li hợp và hộp số nhẹ nhàng không làm tôi phải mệt mỏi.

Giá trị ở chỗ với từng chế độ lái, Triumph đều phối hợp tốt giữa sức mạnh, kiểm soát lực kéo và bám đường riêng cho từng điều kiện. Điều ấy thể hiện rõ ràng khi tôi tìm được một đoạn đường khô ráo ít ỏi, tôi bật Speed ​​Twin ngay sang chế độ Sport.

Chiếc xe đang êm ái gầm lên, phản ứng tiết lưu mạnh mẽ làm chiếc xe muốn bốc đầu ngay cả ở số 1 và số 2. Speed Twin quả là một chiếc roadster hay ho, tôi nóng long muốn được thử lại khi thời tiết tốt hơn.

Tuy nhiên, dẫu khi đang chạy trong điều kiện không tốt tôi vẫn cảm thấy rằng mình đang cưỡi một chiếc xe “khác biệt”, sắc sảo và hay ho. Cho dù bạn muốn một chiếc xe “chất” hay đầy sức mạnh thì bạn cũng không thể phủ nhận được sức hút của Speed Twin. Vậy Triumph muốn nhắm đến khách hàng nào?

Triumph nhắm vào những khách hàng cũ cũng như những dự án kinh doanh mới. Người ta có thể mua một chiếc roadster như Speed Twin khi muốn có sự thoải mái của T120 và vẫn mang phong cách café racer như Thruxton.

Với mức giá 12.100 USD (màu đen) hoặc 12.600 USD (màu sắc), Speed Twin có giá cao hơn một chút so với BMW R nineT Pure (11.995 USD) và Kawasaki Z900RS (11.199 USD). Không có quá nhiều khác biệt giữa chúng về giá cũng như hiệu suất của xe.

Thế nên, tôi đã lầm: Speed Twin thực sự có một vị trí trong hàng ngũ của Triumph. Nó dành cho những người tìm kiếm một phong cách quá vãng ẩn trong đó đầy những công nghệ hiện đại.

Trong đó có cả tôi.

Theo Bikeexif