Vài tuần trước, bài post “Cách độ một con café racer” của chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự đồng tình từ phía độc giả. Phản hồi nhận được rất tích cực và hình như nhiều bạn cũng đang dùng bài viết như một quyển sách hướng dẫn độ mô-tô cho riêng mình.
Tuy nhiên, quyển sách hướng dẫn này chỉ mới tuyệt vời về mặt lý thuyết thiết kế, bây giờ đã đến lúc cho sự xuất hiện của một ví dụ ‘thực tế’ hơn. Không phải tất cả các con mô-tô đều giống nhau, và mỗi con đều có “DNA” riêng cần được xem xét trước khi bắt tay vào độ lại.
Vì vậy, lần này chúng ta sẽ dùng một cỗ máy phổ biến trong giới xe độ và khám phá điểm mạnh – điểm yếu của nó đối với việc thiết kế cafe racer. Và khởi đầu sẽ khó mà dễ dàng được. Ồ không: cỗ máy bạn đang thấy ở đây chính là con xe tuyệt vời nhất của hãng Milwaukee – con Harley-Davidson Sportster.
Con Sportster này đúng là một con mô-tô mang đậm chất bobber Mỹ. Nhưng vẫn không thể nào ngăn cản các tay độ tài năng tạo ra một con Harley café racer – đáng chú ý là hãng độ Deus (hình đầu trang), Roland Sands và DP Customs. Ngay cả chính Harley cũng đã độ ra con XLCR 1000 vào năm 1977, hiện là một món đồ sưu tầm đặc biệt.
Điểm mạnh – yếu khi độ Harley thành Cafe racer
Điểm mạnh
Đầu tiên là các mặt tích cực. Ở dòng 1200, Harley Sportster có sức mạnh bền bỉ: Với động cơ V-Twin lớn, bạn sẽ thực sự bị thu hút bởi sức hút bề ngoài của nó và hoàn toàn bị ấn tượng, thông qua thiết kế, đây chính là sức mạnh của con xe. Điều này liên quan chặt chẽ với kiểu dáng hạ thấp xuống ở giữa hai bánh xe của con Sportster. Kích thước hai bánh xe cũng tương đối không phổ biến, và không thường thấy trên những con mô-tô Châu Âu hay Nhật Bản.
Điểm yếu
Về mặt hạn chế cũng có khá nhiều. Đầu tiên là cạnh trên khung gầm dốc xuống, khiến cho việc tạo các đường cơ sở trở nên khó khăn hơn.
Góc bẹt hợp bởi đáy yên xe và bình xăng mang lại hướng đi và tốc độ tốt cho con xe. Và đối với một con Harley, bạn sẽ không thể nào nâng cấp mà không cắt gọt và chế tạo lại khung phụ. Đây không phải là bước khó khăn nhất nhưng nó nhắn nhở chúng ta phải thiết kế con xe thật khéo léo – và cũng mang ý nghĩa rằng rằng con xe sẽ luôn mang dấu ấn của ‘phong cách bobber tuyệt đẹp’. Những cỗ máy khác cũng gặp vấn đề này bao gồm Honda CX500 và Royal Enfield Bullet (con xe yêu dấu của tôi).
Tiếp theo là bình xăng. Đã đến lúc nó phải bị tống đi rồi! Phong cách bình xăng thật sự cổ điển, nhưng theo thuật ngữ cafe racer thì nó phản lại mọi quy luật thiết kế trong sách hướng dẫn. Kích cỡ quá nhỏ, vì vậy trông bình xăng không phù hợp với trọng lượng trực quan của con xe. Nó quá nghiêng về phía sau, và làm mất đi sự hài hòa với đường cơ sở. Phía trước bình xăng cũng nhô lên cao, cách xa trục trung tâm của động cơ. Đó là lý do mà chúng ta thấy nhiều bản độ V-Twin tùy chỉnh theo chiều dọc – ví dự như Yamaha Virago và Harley – sẽ được trang bị bình xăng Benelli Mojave.
Ngoài ra, con Harley Sportster có bánh trước lớn hơn bánh sau. Điều này làm tăng thêm “bobber DNA” và ngày càng đi xa khỏi nền tảng cơ bản mà một con café thông thường phải có. Hầu hết các tay độ đều nỗ lực hết mình để sửa lỗi này.
Trên đây là những đường trục tạo nên con Harley Davidson nguyên bản. Như bạn thấy đấy, các đường trục đó không hề khớp với mô tả về một con cafe racer thông thường. Đường cơ sở bị cong, và ‘đường xương sống’ cực kỳ quan trọng lại ở một góc rất không hợp mắt. Trên hết, chúng ta thực sự có thể thấy bình xăng này đã bỏ qua các thông số trọng lượng trực quan nhiều thế nào.
Đây là những đường trục mà chúng ta nên hướng tới khi độ lại con Harley, và hãy chú ý tới khung gầm Harley còn nguyên vẹn này. Nắn thẳng chỗ đường cong sẽ làm cho bình xăng hạ xuống rất thấp so với động cơ – hoặc cắt khung gầm sau xe và nâng yên xe lên cũng vậy. Minh họa ở đây là ‘đường trục’ mà các yếu tố thiết kế nên được dựa trên đường trục này. Đường thẳng đứng cho thấy trung tâm trọng lượng trực quan nên nắp bình xăng sẽ là đỉnh lý tưởng, và đường cơ sở ngang phải thẳng hàng với đế bình xăng và yên xe tiêu chuẩn.
Vì vậy, hãy nhìn vào ba cách thức tinh tế khác nhau để có thể độ ra một con Harley café racer.
Các phương pháp độ
Phương pháp cổ điển
Con xe này có kiểu dáng gần giống những con cafe racer truyền thống, sử dụng yên xe và bình xăng theo phong cách café đơn giản.
Vị trí các bộ phận giờ đã khớp với các điểm giới hạn, còn giới hạn chiều cao và bình xăng cũng trông cân bằng hơn khi chóp bình xăng nằm giữa các xi-lanh, ‘phần trung tâm của trọng lượng trực quan’.
Với đường xương sống và các đường cơ sở bao quanh, rõ ràng là khung gầm của con Sportster khiến cho việc duy trì tính liên tục trực quan và vẻ ngoài ‘nhanh nhạy’ của con cafe racer trở nên khó khăn hơn. Đường xương sống thì thực sự bị cong. Điều này cũng làm mất đi vẻ ngoài như mũi tên của một con café racer, nhưng phải công nhận rằng cái ‘lưng gù’ này lại mang đến cho con xe một vẻ ngoài ‘mạnh mẽ’ đặc trưng.
Phương pháp ‘Muscle‘
Sẽ khó khăn hơn khi độ một con café racer như thế này, nhưng tôi đã cố gắng làm gì đó “\mập mạp” hơn cho hình thể của con xe. Nó sẽ mang hơi hướng phong cách Mỹ hơn với kiểu dáng vuông vắn tự nhiên và yên xe chìm, vẫn giữ lại vài nét phong cách bobber.
Lý do thiết kế này trông có vẻ ‘hợp nhất’ hơn một chút là nhờ đường cơ sở được làm cho bớt cong lại. Độ nghiêng của con xe trở nên mượt mà hơn, do đó ít gây khó chịu cho người nhìn. Tôi cũng đã lắp liền bình xăng với yên xe – cũng đáng để làm vì lợi ích chất lượng của con xe. Một chi tiết nhỏ khác là bình xăng có hốc lõm bắt đầu từ trục trọng tâm, giống như chóp bình xăng. Tất cả được thiết kế theo chủ ý, khiến cho bình xăng trông như ‘được lên kế hoạch’ vậy.
Phương pháp nâng cao
Đây là một phương thức chế tạo khó nhằn, nhưng có một ví dụ để chỉ ra mức độ KHÔNG giới hạn của cơ cấu đường trục thực sự là như thế nào. Tôi thực sự muốn chứng minh xem mình có thể làm được đến đâu và để cá tính riêng của mình ghi dấu lên bản thiết kế, tạo nên một con xế độ độc nhất.
Với bản thiết kế khéo léo, những gì tôi làm là cố gắng và sử dụng mánh khóe để tạo một đường cơ sở thẳng. Tôi đã sử dụng phần trên yên xe, không phải phần đế để tạo đường cơ sở thẳng, nhưng tôi đã làm dịu quá trình chuyển tiếp giữa hai phần bằng một đường nghiêng xuống, rồi nối chúng lại. Làm cho những đường cơ sở trông như được chăm chút hơn, nên cũng trông ‘đẳng cấp’ hơn. Một mẹo nhỏ khác là nếp gấp khung yên xe. Có nếp gấp hướng lên đầu khung yên xe có nghĩa là góc ở vị trí đó lớn hơn và thu hút hơn. Vì thế mặt dưới bị khuất đi và ‘nâng’ khung xe lên về mặt trực quan khi bóng đổ vào khung. Đây là điều mà các nhà thiết kế xe hơi luôn làm để che đậy trọng lượng và vóc dáng con xe.
Như mọi khi, tôi hy vọng bài viết này sẽ là công cụ hữu ích cho những người đang phân vân về cách thiết kế vẻ ngoài cho con xe dự án của họ. Phác thảo, nghiên cứu và thậm chí có thể đổi mới sang một phong cách khác để làm cho niềm hãnh diện và niềm vui thích của bạn trở nên thật đặc biệt với con xe độc nhất theo cá tính của mình.
Theo Bikeexif
Xem thêm các bài viết về xe độ Harley tại đây
RAW PATINA – CỖ MÁY IRONHEAD BÓNG BẨY
Cỗ Máy Góc Cạnh Quyến Rũ – Harley-Davidson ‘Naked Cafe’
Harley-Davidson Softail – Nhà Vô Địch Của Các Cỗ Máy Tùy Chỉnh
“Harleyton 45” – Khi Harley-Davidson Và Norton Hòa Làm Một